An toàn trên Internet

Đặt Câu Hỏi

Cách tốt nhất để biết những việc con bạn đang làm trực tuyến là đặt câu hỏi. Cho dù bạn hỏi các phụ huynh khác, một người bạn am hiểu Internet hay trẻ về cách họ sử dụng Internet thì việc đặt đúng câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu được những việc con mình đang làm trực tuyến. Do đó, bạn có thể bảo đảm chúng đang thực hiện các lựa chọn trực tuyến an toàn.

Các câu hỏi để hỏi con bạn:

  • Con truy cập trang web nào?
  • Con làm gì trên những trang web đó?
  • Tại sao con truy cập trang web đó?
  • Con dành bao nhiêu thời gian trên trang web đó?
  • Con có phải đăng ký không?
  • Họ đã yêu cầu thông tin gì?
  • Con đã cung cấp thông tin gì?

Dành thời gian lướt Web với con. Đây là cách tuyệt vời để tìm hiểu về những loại tương tác mà con bạn đang có trực tuyến cũng như đối tượng tương tác cùng.

Truyền đạt

Sau khi biết được cách sử dụng Internet của con và những nội dung có sẵn cho con, bạn có thể thiết lập các quy tắc và hướng dẫn trực tuyến. Cho dù là thiết lập hướng dẫn về những trang web để truy cập hay hành động được phép thực hiện trực tuyến, điều cần thiết là phải truyền đạt rõ các quy tắc đó cho con bạn.

Thường xuyên trò chuyện với con về những rủi ro tiềm ẩn cũng như cách thực hiện trong nhiều tình huống khác nhau. Khuyến khích con đặt câu hỏi về những tình huống mà chúng gặp phải. Việc nhận biết được những rủi ro mà con đối mặt và thường xuyên truyền đạt với con về những rủi ro này sẽ giúp chúng phát triển khả năng phán xét và trách nhiệm đối với việc sử dụng Internet.

Quy Tắc An Toàn

Trong khi Internet cung cấp cơ hội tuyệt vời để giải trí, giáo dục, kết nối, v.v thì bất cứ ai trực tuyến đều phải hiểu được An Toàn Trực Tuyến cơ bản. Dạy cho trẻ những thông tin cơ bản này là điều cần thiết.

  1. Khi bị bạn bè hoặc người lạ hỏi, trực tuyến hoặc ngoại tuyến, không bao giờ chia sẻ Mật Khẩu và ID Tài Khoản.
  2. Không tiết lộ bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào trong Tên Hiển Thị của bạn, chẳng hạn như ngày sinh, sở thích, quê quán hoặc trường học.
  3. Trong mọi hình thức trao đổi thông tin, như e-mail hay trò chuyện, không bao giờ cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào về bản thân hoặc người khác.
  4. Không chia sẻ ảnh của bản thân, gia đình hay nhà với những người bạn gặp trực tuyến.
  5. Không bao giờ mở e-mail từ các nguồn không xác định, hãy XÓA các e-mail đó.
  6. Nếu bạn nhận phải những nhận xét ác ý hoặc đe dọa trực tuyến thì đừng phản hồi. Đăng xuất và báo cáo hoạt động cho cha mẹ.
  7. Mọi nội dung bạn viết trên Web đều không hoàn toàn riêng tư. Hãy cẩn trọng với những nội dung bạn viết và đối tượng nhận.
  8. Không bao giờ lên kế hoạch gặp trực tiếp một “người bạn” trực tuyến.
  9. KHI NGHI NGỜ: Luôn yêu cầu sự trợ giúp từ cha mẹ. Nếu bạn không chắc chắn, hãy đăng xuất.

Bắt Nạt Trực Tuyến

Giống như khi trẻ có thể gặp phải hành vi bắt nạt hoặc hung hăng từ những học sinh khác trong trường, chúng có thể bị bắt nạt trực tuyến. “Bắt nạt trực tuyến” được gọi ở trên có thể gửi những hình ảnh hoặc ngôn từ ác ý và có hại qua Internet hoặc thiết bị điện tử, chẳng hạn như điện thoại di động, để quấy rối, gây trở ngại, làm nhục và đe dọa mục tiêu của chúng. Các hình thức bắt nạt khác bao gồm tấn công mật khẩu, ăn trộm danh tính và tống tiền. Nhiều trẻ có thể trở thành nạn nhân hoặc kẻ bắt nạt. Trong khi một số ẩn danh thì những kẻ bắt nạt trực tuyến thường là những đứa được trẻ biết đến từ trường học, nơi cắm trại, nhóm cộng đồng hoặc vùng lân cận.

Điều quan trọng là phải nói chuyện cởi mở với trẻ về cách xử lý các vấn đề bắt nạt trực tuyến. Nếu con bạn gặp phải một dạng bắt nạt trực tuyến, hãy nhớ rằng những kẻ bắt nạt thường hứng thú trước phản ứng của mục tiêu. Trẻ cần tránh làm vấn đề thêm căng thẳng bằng cách hạn chế phản hồi lại kẻ bắt nạt. Các bậc phụ huynh cần liên hệ với chính quyền địa phương của bạn nếu vấn đề vẫn tiếp diễn. Hãy đảm bảo lưu lại tất cả tin nhắn, kể cả ngày và giờ.

Tài Nguyên

Trẻ 2 tuổi thường tương tác với Internet từ máy tính xách tay của cha mẹ. Tuy nhiên, khi lớn hơn, chúng có thể bắt đầu tự kết nối trực tuyến nhờ sự hỗ trợ và hướng dẫn tích cực mà bạn có thể cung cấp. Cha mẹ có nghĩa vụ quyết định những kiểm soát nào sẽ được áp dụng cũng như thời điểm nới lỏng do trẻ phát triển và trưởng thành trong quá trình đưa ra quyết định của họ. Dưới đây là một số tài nguyên mà bạn có thể sử dụng để hình thành việc sử dụng Internet của trẻ:

  • Nhiều trang web có hướng dẫn dành cho cha mẹ. Hãy xem qua để đảm bảo bạn hiểu cách các trang web mà trẻ truy cập là an toàn.
  • Một số trang web cung cấp kiểm soát của cha mẹ. Hãy tận dụng kiểm soát của cha mẹ để xác định những nội dung mà trẻ có quyền truy cập.
  • Hầu hết các trình duyệt đều có cài đặt có thể chặn Trang web hoặc toàn bộ miền. Hãy sử dụng các kiểm soát này để chọn trước Trang web mà trẻ có thể hoặc không thể truy cập.
  • Nghiên cứu phần mềm có sẵn có thể theo dõi việc sử dụng Internet của trẻ.
  • Xem lại chính sách bảo mật đối với các trang web ưa thích của trẻ để biết loại thông tin nào về trẻ đang được thu thập cũng như cách thông tin đó được sử dụng.
Lên đầu trang back-to-top